Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mạn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Hậu quả đường (glucose) trong máu cao, vượt ngưỡng đường của thận, nước tiểu có đường và gây biến chứng mạch máu trầm trọng. Vậy chỉ số đường huyết của người bình thường là bao nhiêu, mời các bạn tham khảo.
Mục lục
Khái niệm về chỉ số đường huyết?
Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút đặc biệt liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Lúc nào trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường và ảnh hưởng biến chứng đến nhiều cơ quan đặc biệt là thận mạch máu vv…Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường
Chỉ số đường huyết được phân thành 4 loại: đường huyết bất kỳ, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 1h và sau ăn 2h và đường huyết được thể hiện qua chỉ số HbA1C.
Chỉ số đường huyết có ý nghĩa giúp xác định nồng độ glucose trong máu của người tại thời điểm khảo sát là bao nhiêu. Từ đó, chúng ta có thể xác định được người bệnh đang ở mức bình thường, tiền đái tháo đường hay đang bị đái tháo đường.
Lượng đường của người bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết an toàn bình thường là:
- Đường huyết bất kỳ : < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
- Đường huyết lúc đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).
- Sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l).
- HbA1C: < 5,7 %.
Cụ thể:
-
Đường huyết lúc đói:
Chỉ số đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng nhịn ăn ít nhất 8h trở nên lúc đó bạn chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào, Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L) là bình thường.
Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia y tế thấy rằng những người có lượng đường huyết lúc đói trong khoảng trên không có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường trong vòng 10 năm tới hoặc lâu hơn.
-
Đường huyết sau ăn:
Chỉ số đường huyết sau ăn của người bình thường khỏe mạnh là dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L) đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn.
-
Đường huyết lúc đi ngủ:
Lượng đường huyết trước đi ngủ của người bình thường sẽ dao động từ 110-150mg/dl (tương đương 6,0-8,3mmol/l).
-
Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c):
HbA1c dưới 48 mmol/mol (6,5%) là bình thường. HbA1C thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) thì được coi là hạ đường huyết. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Sự tụt giảm đường huyết này vẫn có thể tiếp tục diễn ra và khiến cho người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.
Tuy nhiên nếu lượng đường huyết cao có thể do khả năng tiết insulin của các tế bào tuyến tụy bị giảm hoặc insulin có đủ trong cơ thể nhưng không có tác dụng ( đề kháng insulin). Để cung ứng đủ nhu cầu của cơ thể tuyến tụy phải làm việc ngày một nhiều hơn cho đến khi bị quá tải và hư hỏng. Bên cạnh đó, nó còn làm cho mạch máu bị xơ cứng hay còn gọi là tình trạng xơ vữa động mạch. Hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều có khả năng bị tổn thương do chỉ số đường huyết cao
Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định
Để giữ đường huyết ổn định, người bệnh tiểu đường nên thay đổi lối sống, cách ăn uống theo hướng lành mạnh. Dưới đây là một số cách giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.
Quản lý lượng tinh bột
Lượng tinh bột (carbohydrate) mà bạn ăn vào ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu. Cơ thể phân hủy carbs thành đường, chủ yếu là glucose; sau đó, insulin giúp sử dụng và lưu trữ nó để tạo năng lượng. Khi bạn ăn quá nhiều carbs hoặc có vấn đề về chức năng insulin, quá trình này sẽ thất bại và lượng đường trong máu có thể tăng lên.
Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carb và hấp thụ đường, do đó, thúc đẩy lượng đường trong máu tăng dần. Có hai loại chất xơ là không hòa tan và hòa tan. Mặc dù cả hai đều quan trọng nhưng chất xơ hòa tan được chứng minh cải thiện đường huyết, còn chất xơ không hòa tan không có tác dụng này.
Kiểm soát khẩu phần ăn
Kiểm soát khẩu phần để điều chỉnh lượng calo nạp vào và duy trì cân nặng vừa phải. Cân nặng phù hợp giúp lượng đường trong máu ổn định và được chứng minh làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Theo dõi khẩu phần góp phần giúp bạn ngăn ngừa đường huyết tăng cao.
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của một người. Khi căng thẳng, cơ thể tiết ra hormone glucagon và cortisol, khiến lượng đường trong máu tăng lên. Một nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục, thư giãn và thiền làm giảm đáng kể căng thẳng và giảm lượng đường trong máu.
Các bài tập thư giãn như yoga, giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm góp phần điều chỉnh các vấn đề về bài tiết insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường mạn tính.
Theo dõi đường huyết
Theo dõi mức đường huyết có thể giúp bạn kiểm soát chúng tốt hơn bằng cách sử dụng máy đo đường huyết cầm tay. Người bệnh tiểu đường cũng có thể biết cần điều chỉnh bữa ăn hoặc thuốc hay không, hiểu về cách cơ thể bạn phản ứng với một số loại thực phẩm.
Duy trì cân nặng phù hợp
Duy trì cân nặng vừa phải giúp giữ lượng đường trong máu ổn định và giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy, giảm 5% trọng lượng cơ thể có thể cải thiện điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm nhu cầu dùng thuốc tiểu đường. Ví dụ, nếu một người nặng 91 kg và giảm 4,5-6 kg thì lượng đường trong máu sẽ được cải thiện hơn.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục thường xuyên giúp tránh tăng cân và tăng độ nhạy cảm với insulin. Độ nhạy insulin tăng có nghĩa là các tế bào có thể sử dụng hiệu quả hơn lượng đường có sẵn trong máu. Tập thể dục cũng giúp cơ bắp sử dụng lượng đường trong máu để tạo năng lượng và co cơ.
Uống đủ nước
Uống đủ nước giữ lượng đường trong máu ổn định hơn, ngăn mất nước và giúp thận đào thải lượng đường dư thừa ra ngoài qua nước tiểu. Uống nước thường xuyên có thể bù nước cho máu, giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nước và đồ uống không chứa calo là tốt nhất. Bạn nên hạn chế các loại có đường vì chúng có thể làm tăng đường huyết, làm tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc mang lại cảm giác sảng khoái và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thiếu ngủ, giấc ngủ kém chất lượng và thiếu nghỉ ngơi có thể ảnh hưởng đường huyết và độ nhạy insulin, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy tăng cân. Ngoài ra, thiếu ngủ làm tăng nồng độ hormone cortisol có vai trò quan trọng trong việc quản lý lượng đường trong máu.